Mỹ điều 2 tàu ngầm khủng tới "trấn giữ" Biển Đông

Chỉ trong 6 phút, một tàu ngầm lớp Ohio có thể trút toàn bộ 154 tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu đối phương.

Ngày 16/9, tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Review ở London (Anh), hải quân Mỹ đã điều 2 trong số 4 tàu ngầm tên lửa hành trình lớp Ohio tới “trấn giữ” các khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông và Biển Đông.

Mỹ điều 2 tàu ngầm khủng tới "trấn giữ" Biển Đông - 1

Một tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của hải quân Mỹ tại cảng Changi, Singapore

Trong số 2 tàu ngầm này, tàu ngầm USS Michigan đã được bố trí tại căn cứ hải quân Changi của Singapore từ ngày 10-15/8. Theo tạp chí Jane’s Defence Review, tàu ngầm được trang bị 154 quả tên lửa hành trình tấn công mặt đất cùng một số lượng lớn lính đặc nhiệm hải quân này sẽ đóng vai trò là một “người gìn giữ hòa bình” trong khu vực.

Hạm trưởng Benjamin Pearson chỉ huy tàu ngầm USS Michigan cho hay tàu ngầm này đã được triển khai ở Tây Thái Bình Dương từ tháng 12/2013 để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, huấn luyện và các sứ mệnh bí mật khác.

Ông Pearson cho biết: “Chúng tôi đã hoạt động thường xuyên ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Khu vực này giống như sân nhà của chúng tôi vậy”. Chỉ trong vòng 6 phút, tàu ngầm lớp Ohio có thể phóng hết toàn bộ 154 quả tên lửa hành trình Tomahawk để tạo thành đòn sấm sét giáng vào đối phương.

Theo tờ Jane’s Defence Review, tàu ngầm USS Michigan là “cánh tay nối dài” của hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để có thể tấn công được các mục tiêu có giá trị cao và được bảo vệ chặt chẽ trong phạm vi hơn 1000 hải lý.

Mỹ điều 2 tàu ngầm khủng tới "trấn giữ" Biển Đông - 2

Tàu ngầm USS Michigan là “cánh tay nối dài” của hải quân Mỹ ở châu Á

Ngoài USS Michigan, hải quân Mỹ cũng đã triển khai tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia mang tên USS North Carolina tới Trân Châu Cảng vào cuối năm 2013. Tàu ngầm này đã ghé vào căn cứ Changi của Singapore để tiếp tế trước khi tàu USS Michigan tới đây.

Theo các chuyên gia phân tích, việc Mỹ triển khai 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược này tới châu Á-Thái Bình Dương là một phần trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở khu vực này. Theo chiến lược đó, Mỹ sẽ triển khai tới 60% số tàu chiến của mình tới châu Á đến năm 2020 nhằm kiềm chế sự bành trướng mạnh mẽ của hải quân Trung Quốc.

Hai tàu ngầm hạt nhân khổng lồ trên sẽ nhận được sự yểm trợ tích cực của căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, nơi đang được quân đội Mỹ đổ nhiều tiền của để tăng cường các cơ sở quân sự. Ngoài ra, hai tàu ngầm hạt nhân chiến lược này cũng sẽ thường xuyên ghé thăm các cảng đồng minh ở Singapore, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trí Dũng (Theo Jane's) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN