Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
2
Irina-Camelia Begu
0
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
2
Tatjana Maria
0
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
1
Felix Auger-Aliassime
2
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
1
Liudmila Samsonova
2
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
0
Lorenzo Sonego
2
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
2
Arantxa Rus
0
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
0
Rafael Nadal
1
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Xiyu Wang
-

Tennis: Tương lai trong tay ai, Raonic, Janowicz hay Dimitrov?

Họ là những gương mặt sáng giá nhất của thế hệ các tay vợt sinh từ năm 1990 trở lại, và có thể là những ông chủ của quần vợt thế giới trong tương lai.

Một năm lịch sử

Khi không thể tận dụng điểm match point trước Gasquet tối ngày 2-9 ở Flushing Meadows, New York, rồi sau đó thua sau năm set, Raonic đã bỏ lỡ cơ hội trở thành người Canada đầu tiên vào đến tứ kết của một giải Grand Slam.

Nhưng Raonic cũng đã kịp tạo nên những thành tích kỳ diệu trong giai đoạn trước đó của một mùa giải 2013 lịch sử.

Tháng Tám, anh trở thành người Canada đầu tiên vào tới chung kết Rogers Cup – một trong chín giải Masters 1000 – trong quãng thời gian kéo dài hơn nửa thế kỷ.

Tháng Hai, Raonic đánh bại Isner trong trận chung kết San Jose ATP 250, trở thành người đầu tiên trong lịch sử quần vợt kể từ kỷ nguyên Mở vô địch giải đấu này ba năm liên tiếp.

Tennis: Tương lai trong tay ai, Raonic, Janowicz hay Dimitrov? - 1

Raonic đã có một năm 2013 thành công với riêng cá nhân anh

Và cùng với đó là những cột mốc như vào tới vòng bốn của Australian Open (thua Federer), đưa Canada vào tới bán kết Davis Cup (thua Serbia của Djokovic), bán kết Barcelona ATP 500 (thua Nadal), rồi vô địch Thailand Open (chức vô địch thứ năm trong sự nghiệp) bằng cách đánh bại hai tay vợt top 10 là Gasquet và Berdych (chung kết).

Những thành tích ấy đưa Raonic tạo dựng được một cột mốc lịch sử khác – một thành tích cực kỳ ấn tượng: trở thành tay vợt Canada đầu tiên trong lịch sử lọt vào top 10 thế giới.

Jerzy Janowicz cũng viết nên lịch sử theo cách tương tự, dù có thể không phải là một chuỗi những thành tích nhưng có sức lan toả lớn: Ở Wimbledon, Janowicz đã lọt vào tới bán kết rồi thua Andy Murray, người sau đó đã vô địch.

Thành tích ấy đưa anh trở thành người Ba Lan đầu tiên trong lịch sử vào tới bán kết của một Grand Slam đơn nam.

Và chỉ một tháng sau, Janowicz, vươn lên vị trí thứ 14 trên bảng xếp hạng ATP trước khi anh kết thúc mùa giải ở vị trí 21.

Vậy còn lịch sử nào mang tên Grigor Dimitrov? Nó chỉ là một giải ATP 250, nhưng việc đăng quang ở Stockholm vào tháng 10 đã giúp anh trở thành người Bulgaria đăng quang ở một giải đấu nằm trong hệ thống ATP Tour kể từ Kỷ nguyên Mở.

Dimitrov đáng ra đã có thể làm được điều đó sớm hơn nếu như anh thăng hoa trong trận chung kết trước Murray như đã làm ở các vòng đấu trước đó ở Brisbane (chỉ để thua đúng một set).

Sự thay đổi của tennis

Sự thống trị kéo dài của thế hệ Vàng Federer, Nadal và sự vươn lên của Djokovic và Murray đã tạo ra sự thay đổi lớn với thế giới tennis trên nhiều khía cạnh. Một trong số đó là không còn những tay vợt có thể vào tới chung kết Grand Slam và thậm chí vô địch khi mới chỉ 19-20 tuổi.

Sự đòi hỏi thể lực rất lớn cũng làm chậm lại quá trình chuyển đổi từ một VĐV trẻ sang VĐV chuyên nghiệp.

Nói như thế để thấy Raonic và Janowicz (cùng sinh năm 1990) và Dimitrov (sinh năm 1991) phải tới khi họ 22-23 tuổi mới đạt được những thành tích đáng kể đầu tiên nhưng vẫn có thể được coi là những tay vợt trẻ tiềm tàng nhất để trở thành những người dẫn dắt môn thể thao này trong tương lai.

Tennis: Tương lai trong tay ai, Raonic, Janowicz hay Dimitrov? - 2

Janowicz hoàn toàn đủ khả năng trở thành số 1 trong tương lai

Sau 18 tuổi không còn được tham dự những giải trẻ của ITF, cũng không còn tham dự nội dung trẻ ở Grand Slam, cũng không có nghĩa là họ đủ sức để chinh phục ATP Tour ngay. Bước đệm của nó là hệ thống giải Future và Challenger.

Trên thực tế, ngoại trừ Raonic xuất hiện ở các giải đấu ATP sớm hơn thì với Janowics và Dimitrov, họ mới chỉ thực sự bắt đầu tấn công hệ thống ATP Tour từ năm 2012.

Janowicz bước ra ánh sáng từ Paris Masters với việc lọt vào tới trận chung kết giải đấu này năm 2012. Janowicz chính là người trẻ nhất làm được điều này trong khoảng nửa thập kỷ qua sau những Federer, Nadal, Djokovic, Murray và Berdych.

Dimitrov phải bỏ ra hai năm để tích luỹ và học hỏi từ các giải đấu bước đệm mà năm đầu tiên anh giành 3 chức vô địch Future và 5 danh hiệu Challenger đã giúp anh trở thành người trẻ nhất lọt vào top 125 của BXH ATP cuối năm 2010.

Tương lai của ai huy hoàng hơn?

“Dimitrov có thể trở thành tay vợt số 1 thế giới và giành những danh hiệu Grand Slam nếu như cậu ta được tập luyện và chuẩn bị thể lực để chơi những trận đấu năm set”, HLV xuất sắc nhất năm 2012 Ivan Lendl đã thốt ra như vậy khi được hỏi về tay vợt trẻ người Bulgaria.

Toni Nadal, HLV có nhiều Grand Slam nhất với một VĐV (Nadal) trong lịch sử tennis, lại tiên đoán Janowicz có khả năng trở thành số 1 bởi “tôi thấy cậu ấy có những phẩm chất của một nhà vô địch lớn”.

Có thể họ không thể chạm tới những cái đích ấy trong hai hoặc ba năm tới, khi Nadal không bị chấn thương hành hạ, Djokovic và Murray vẫn đang trong giai đoạn đẹp nhất của sự nghiệp.

Nhưng sau đấy thì cả những tiên đoán hay đúng hơn là sự lựa chọn nói trên đều có thể trở thành sự thật.

Còn về Raonic, không có chuyên gia nào, và bản thân người viết cũng không đặt cửa ở anh bởi sự vượt trội về kỹ năng giao bóng của anh khó có thể bù đắp nổi sự hạn chế trên phương diện di chuyển, cú trái. Thậm chí, khi trả lời Brad Gilbert trong cuộc phỏng vấn gần đây, Raonic bày tỏ mong muốn được nâng cao kỹ năng dứt điểm tình huống bằng những cú thuận tay. Việc thuê Ivan Ljubicic, người mới gác vợt, làm HLV ít nhiều cải thiện được hạn chế này, nhưng con đường đến sự hoàn thiện là rất dài.

Vấn đề đến đây đặt ra là, giữa Janowicz và Dimitrov, khả năng thành công của ai lớn hơn?

Họ chưa từng gặp nhau ngoại trừ một trận đấu ở giải biểu diễn hồi tháng Sáu trên mặt sân cỏ (chuẩn bị cho Wimbledon) mà Dimitrov là người chiến thắng sau hai set đấu.

Nhưng những gì họ làm được trong thời gian qua xem ra cũng đủ để có một sự phân định (dù mới chỉ ở mức dự báo).

Tennis: Tương lai trong tay ai, Raonic, Janowicz hay Dimitrov? - 3

Nhưng Dimitrov mới là người có đủ phẩm chất để trở thành vĩ đại

Janowicz có cú giao bóng và cú thuận tay bóng bạt rất nặng đủ để gây áp lực với bất cứ tay vợt nào hiện nay. Đó là lý do tại sao tay vợt người Ba Lan lại đạt được những dấu ấn đáng kể nhất ở Wimbledon, Grand Slam trên mặt sân cỏ, và Paris Masters, giải đấu diễn ra trên mặt sân cứng trong nhà.

Nền tảng thể lực của Janowicz cũng là một thế mạnh khác, thậm chí nó đôi khi khiến cho người theo dõi anh có cảm giác họ đang xem một tay vợt thừa khoẻ mà thiếu khôn.

Kỳ thực, đó là vấn đề của việc Janowicz chơi khá đơn điệu, thiếu sự biến hoá cần thiết nên dễ bị đọc vị. Và đó cũng là lý do tại sao Janowicz khi không còn là yếu tố bất ngờ, Janowicz dễ bị đánh bại hơn, và cho tới nay, anh chưa thể giành được chức vô địch nào ở đẳng cấp ATP. Hạn chế này có thể được khắc phục khi Janowicz có được một HLV tầm cỡ.

Với Dimitrov, lại khó tìm ra một hạn chế thực sự của tay vợt này bởi phiên bản 2.0 của Federer đã là một tay vợt hoàn thiện cả về kỹ thuật lẫn lối chơi.

Dimitrov xuất sắc cả ở cú trái lẫn cú thuận tay trong khi anh không phải là một chuyên gia giao bóng nhưng vẫn là một trong những tay vợt xuất sắc nhất năm 2013 ở hệ số giao bóng: 469 cú ace sau 60 trận đấu, tỉ lệ giao bóng 1 vào sân là 62%, giao bóng 1 ăn điểm là 71%, và tỉ lệ giao bóng 2 ăn điểm là 51%.

Dimitrov lại là người cực khó bị bắt bài, có thể thay đổi lối chơi theo hoàn cảnh của trận đấu bởi anh chơi khá tốt khi đứng dưới sân và cực kỳ linh hoạt khi lên lưới. Sự mềm mại và phẩm chất thiên phú của Dimitrov lý giải tại sao anh lại là chủ nhân của những cú đánh khi bước lên phía lưới được bầu chọn là cú đánh trong năm, và là người đáng xem hơn cả trong những gương mặt mới.  

Đó cũng chính là nền tảng để Dimitrov là người đứng ngoài top 20 thế giới có thành tích đối đầu với các tay vợt top 10 tốt nhất: 3 thắng/10 thua, trong khi tỉ lệ của Janowicz là 2/9. Đỉnh cao của các loạt đối đầu ấy là việc Dimitrov vượt qua Ferrer trong trận chung kết ở Stockholm và đánh bại số 1 thế giới lúc ấy là Djokovic ở vòng 2 Madrid Masters.

Vấn đề lớn nhất của Dimitrov là sức bền thể lực, điều cần thiết để chinh phục Grand Slam, và khả năng cân bằng với cuộc sống bên ngoài sân đấu.

Đó có thể là hai vấn đề tách biệt, nhưng lại có thể là một khi cuộc sống bên ngoài sân đấu (hiện hẹn hò với Sharapova và từng bị cho là hẹn hò với cả Serena Williams) không chỉ chi phối tới tâm lý mà cả quỹ thời gian tập luyện để nâng cao thể lực. 

Có một thực tế không thể chối bỏ là những tay vợt xuất sắc thế giới trong khoảng hai thập kỷ qua một khi không thể cân bằng với cuộc sống ngoài sân đấu, họ đều suy yếu ở các mức độ khác nhau. Sampras kể từ khi cưới vợ là một Hoa hậu đã chật vật khi giành Grand Slam cuối cùng. Hewitt từng giành hai Grand Slam lúc mới 20-21 tuổi rất dễ dàng nhưng khi có vợ từ giới showbiz đã luôn trắng tay ở các giải đấu lớn. Và cả Roddick, dù từng vô địch US Open năm 2003, nhưng khi yêu và cưới một siêu mẫu áo tắm đã không thể giành thêm danh hiệu lớn nào nữa.

Nếu không đi theo vết xe đổ ấy, Dimitrov mới là sự lựa chọn của người viết như là người dẫn dắt môn thể thao này, dù Janowicz cũng sẽ có một chỗ đứng đáng kể trong tương lai. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN