Bệnh sởi lây như thế nào?

Sự kiện: Dịch sởi

Bệnh sởi lây chủ yếu qua đường hô hấp, khi bệnh nhân có vi rút sởi thì vi rút này trú ngụ ở họng, chỉ cần hắt hơi, ho sẽ đưa vi khuẩn ra ngoài và người hít phải sẽ nhiễm vi rút. Nếu không có kháng thể sẽ phát bệnh.

Phó giáo sư Bùi Vũ Huy, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết vi rút sởi thuộc họ Paramyxoviridae, virus hình cầu, đường kính 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng… Ở nhiệt độ 56oC bị diệt trong 30 phút.

Bệnh lây qua 3 đường chính: 

- Lây qua đường hô hấp.

- Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện…

- Lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.

Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân.

Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại…Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh

Một khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.

Bệnh sởi lây như thế nào? - 1

Sởi lây qua đường hô hấp là chủ yếu

Triệu chứng sởi: 

- Khi bị sởi người thường có sốt cao, 39-40 độ, kèm theo mắt kèm nhèm, ho nhiều, ho khan, chảy nước mũi, thậm chí có tiêu chảy phân lỏng 1-2 lần trong ngày.

- Đến ngày thứ 3 của sốt sẽ thấy ban sởi mọc, thông thường bắt đầu ở vùng sau tai, trán, mặt, lan dần xuống cổ, thân mình và chân tay. Sau đó sẽ lặn dần.

Phòng sởi như thế nào trong mùa dịch

Để phòng chống bệnh nói chung cần lưu ý mấy điểm sau: 

- Thường xuyên nghe thông báo của ngành y tế về các bệnh dịch

- Cần áp dụng đầy đủ các khuyến cáo của ngành y tế cũng như của y tế cơ sở khi có dịch xảy ra.

Trong giai đoạn này, khi dịch sởi đang diễn ra, các bạn cần lưu ý mấy điểm sau:

- Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, vì vậy cần tránh tụ họp, tránh chỗ đông người và người lớn mỗi khi về nhà cần vệ sinh cơ thể, răng miệng trước khi chăm sóc trẻ, để tránh tình trạng mang vi khuẩn, virus trong môi trường về cho các cháu. 

- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của các cháu để phát hiện kịp thời các biểu hiện bệnh, đưa đi khám. 

Không nên kiêng tắm cho trẻ

Khi trẻ bị sởi cha mẹ cần bình tĩnh và có thể tự điều trị theo các triệu chứng của bé như cho uống hạ sốt và trị ho, tiêu chảy cho sử dụng thuốc tiêu chảy.

Về việc tắm cho trẻ khi mắc sởi, PGS Huy cho biết "theo kinh nghiệm chăm sóc và điều trị các cháu bị bệnh sởi của tôi, tôi nhận thấy rằng những trường hợp không được tắm rửa vệ sinh thường hay có biến chứng hơn và bệnh kéo dài hơn. Bố mẹ trẻ cần lưu ý rằng khi các cháu sốt cao hay ra mồ hôi sẽ gây tắc lỗ chân lông, vì vậy hay gây viêm nhiễm ngoài da hoặc do không vệ sinh mắt dẫn đến viêm loét giác mạc, hoặc không vệ sinh răng miệng dẫn đến viêm loét miệng, nấm miệng, thậm chí là cam tẩu mã. Vì vậy các cụ vẫn thường gọi là sởi chạy hậu. Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và xà phòng, ở nơi kín gió và không nên tắm lâu". 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Khánh Ngọc (Infonet.vn)
Dịch sởi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN