Chật vật "chiêu hàng" hổ đóng Tây Du Ký

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 514Kỳ mới nhất

Những kỹ xảo biến hóa, bay nhảy đối với điện ảnh ngày nay không phải là chuyện quá khó. Tuy nhiên với trang thiết bị và kỹ xảo những năm 80 với đoàn phim Tây Du Ký lại không phải điều dễ dàng.

Khi đã có đầy đủ diễn viên cho nhân vật của phim cũng như bối cảnh, công việc chỉ có việc sử dụng máy quay ADO để ghép lại là xong. Thế nhưng vấn đề lại không phải “ngon ăn” đến như vậy, thậm chí còn xuất hiện khá nhiều vấn đề vô cùng nan giải. Đầu tiên, trang phục, hóa trang trên người diễn viên tuyệt đối không được phép có một màu sắc nào trùng với màu của phông nền phía sau. Nếu không, khi quay lên sẽ xuất hiện những khoảng trống, lỗ hổng rất kỳ cục trên cơ thể của diễn viên.

Chật vật "chiêu hàng" hổ đóng Tây Du Ký - 1

Phông xanh thực hiện phim Tây Du Ký tại Nhà hát Quân đội Bắc Kinh (từ phải qua): Mã Đức Hoa, Vu Hồng, Dương Khiết, phía trên là Lục Tiểu Linh Đồng.

Đạo diễn Dương Khiết ban đầu vẫn nghĩ đơn giản, có phông nền màu xanh là giải quyết được việc ghép bối cảnh với nhân vật lại với nhau. Trên thực tế lại không hề đơn giản đến vậy. Diễn viên được “ghép hình”, yêu cầu bất kỳ màu sắc trên trang phục hay hóa trang trên cơ thể đều không được trùng màu với phông nền. Do đó, đoàn phim Tây Du Ký đã phải chuẩn bị rất nhiều phông nền có màu sắc khác nhau, bởi trang phục mà các diễn viên sử dụng vô cùng phong phú, đa màu sắc.

Hơn nữa nhân vật lại nhiều, vì vậy việc trùng màu với phông nền là khó tránh khỏi, đồng thời vấn đề này cũng khiến nhân viên phục trang cho đến bối cảnh trường quay, kỹ thuật, hình ảnh, đạo diễn… đều cảm thấy đau đầu. Việc các nhân vật trong Tây Du Ký có hàng trăm trang phục, màu sắc hóa trang cũng đa dạng, như vậy với loại trang phục lại phải dùng đến một phông nền khác nhau. Ngoài ra còn phải chú ý đến màu sắc hóa trang trên mặt của nhân vật, đặc biệt là những nhân vật yêu tinh, yêu quái thường có rất nhiều màu sắc được trang điểm trên mặt.

Chật vật "chiêu hàng" hổ đóng Tây Du Ký - 2

Một cảnh quay Thác Tháp Lý Thiên Vương (Vương Ngọc Lập) và Na Tra thái tử (Dương Bân) đang bay trên trời nhưng thực ra đang đứng trước tấm phông xanh

Với đội ngũ phục trang, trước hết phải chú ý đến vấn đề “ghép hình” của nhân vật. Vì vậy, khi chuẩn bị trang phục cho diễn viên, nhân viên phục trang phải hết sức chú ý đến yếu tố màu sắc của phông nền, tuyệt đối tránh không hề có màu sắc nào trên trang phục được trùng với màu của phông nền. Trong trường hợp một cảnh quay có nhiều nhân vật cùng xuất hiện, đây lại là một vấn đề vô cùng khó khăn nữa cho đạo diễn Dương Khiết. Việc này không thể chỉ dùng đến một phông nền mà phải dùng đến nhiều phông nền khác nhau.

Ngoài ra còn phải thực hiện nhiều cảnh quay với từng nhân vật một, có thể là hai nhân vật trong một cảnh cùng lúc, sau đó sẽ tiến hành ghép tất cả lạ. Công việc này đòi hỏi mất khá nhiều thời gian và công sức. Ví dụ trong cảnh bống thầy trò ngồi trên lưng rùa qua sông Thông Thiên hà, sau khi lấy kinh từ Thiên Trúc trở về. Cảnh này bắt buộc phải quay trên nhiều phông nền khác nhau, và mỗi nhân vật được thực hiện quay riêng rẽ từng người một. Bốn nhân vật sẽ làm bốn lần quay, cuối cùng mới tiến hành ghép lại và ra được cảnh bốn thầy trò cùng cưỡi trên lưng rùa.

Chật vật "chiêu hàng" hổ đóng Tây Du Ký - 3

Cảnh thầy trò Đường Tăng bước lên lưng rùa trên Thông Thiên hà

Chật vật "chiêu hàng" hổ đóng Tây Du Ký - 4

Cả 4 thầy trò cùng ngồi trên lưng rùa, khi rùa bơi thì phải quay riêng từng người một

Ngoài ra, việc ghi hình nhân vật cũng đặc biệt chú ý đến trang phục phải thật là chỉn chu, tránh tình trạng bị quần áo bị xô lệch tạo thành những nếp nhăn. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng khi “ghép hình” giữa diễn viên với bối cảnh sẽ vô hình tạo ra những vết “thủng” không đáng có trên khung hình. Nói theo góc độ ánh sáng, nhân vật được “ghép hình” phải cố gắng sử dụng ánh sáng đều và dàn trải, tránh hiện tượng tạo ra những góc tối bị che khuất.

Tất cả những vấn đề trong quá trình quay phim đều được đoàn phim phát hiện trong khi thực hiện quay, làm đến đâu xảy ra trục trặc lại tự mày mò khắc phục, sửa chữa bằng mọi cách. Ấy vậy nhưng có không ít lần vấp phải thất bại, dù so với kỹ thuật điện ảnh ngày nay những trục trặc này là không thể có bởi đã có máy móc hiện đại thực hiện hết. Có thể lấy ví dụ một vài trường hợp về sự khó khăn trong quá trình thực hiện quay “ghép cảnh” của đoàn phim Tây Du Ký gặp phải.

Tháng 6/1985, Dương Khiết cùng quay phim đến Tân Hương, tỉnh Hà Nam thực hiện ghi hình cho cảnh Đường Tăng hóa hổ trong tập 11 Cầu viện Mỹ Hầu Vương. Địa điểm ghi hình mà đoàn chọn là Vườn bách thú Tân Hương. Kế hoạch ban đầu của đoàn là trực sẵn bên ngoài khu nhốt hổ của công viên, chờ cho hổ chui từ trong “động” đi ra, sau đó nằm nghỉ ngơi. Chỉ cần ghi được hình ảnh hổ đi lại và những hoạt động thông thường của chúng là đạt.

Dù nghĩ thì dễ như vậy, nhưng thực tế thì lại khiến Dương Khiết và đoàn phim dở khóc dở cười. Chú hổ của công viên này vốn là hổ nuôi nhốt nên tỏ ra lười biếng, lờ đờ, không thèm đả động hay quan tâm gì đến những người xung quanh. Thành viên trong đoàn có kêu gào, hò hét thế nào thì chú hổ này cũng không chịu chui từ trong “động” ra. Suốt cả buổi không hề thấy hổ ló đầu ra khu sân trong lồng, chỉ đến lúc cho ăn, hổ thò ra ăn xong lại vội chui tọt vào bên trong và nằm luôn trong đó. Dù có la hét, dụ dỗ thế nào thì hổ vẫn ngủ khì không thèm ra.

Cảnh Đường Tăng hóa hổ do chú hổ ở Đoàn xiếc Thượng Hải "hóa thân"

Cả ngày hôm đó, gần đến chiều tối chú hổ này mới chịu ló ra đi lại. Đáng buồn là lúc này trời đã bắt đầu tối nên đoàn phim đành phải quay trở về và không hoàn thành được kế hoạch ban đầu. Sau lần quay thất bại ở vườn thú nọ, đạo diễn Dương cho rằng, hổ nuôi nhốt trong công viên thường không biết nghe lời. Trong khi hổ ở những đoàn xiếc thú đã qua huấn luyện sẽ thực sự là những diễn viên đắc lực, phục vụ cho những cảnh quay của đoàn Tây Du Ký.

Cuối cùng, Dương Khiết quyết định cùng quay phim đến một đoàn xiếc thú để “gặp” ông ba mươi. Ngày 18/7/1985, Dương Khiết cùng một vài thành viên đoàn gồm quay phim, kỹ xảo… cùng đến Thượng Hải để ghi hình một chú hổ trong Đoàn xiếc Thượng Hải.

Đoàn xiếc có một khu thuần dưỡng động vật là những con thú nuôi của đoàn, bốn phía đều đường bao bọc bằng những bức tường xi măng. Đoàn phim Tây Du Ký tiến hành treo phông nền xanh lên bốn bức tường bao quanh khu thuần dưỡng, phông dài đến nỗi chùm một đoàn trên mặt đất. Khi nhân viên huấn luyện hổ mở cửa lồng cho hổ ra, quay phim của đoàn liền mau chóng chui vào trong lồng, chốt cửa lại. Để đề phòng trường hợp xảy ra sự cố, hai nhân viên huấn luyện túc trực hai bên và cầm sẵn dây roi điện.

Chật vật "chiêu hàng" hổ đóng Tây Du Ký - 5

Đường Tăng hóa hổ ở vương quốc Bảo Tượng

Khi quay phim chui vào lồng của hổ, chú hổ này như cảm thấy có chuyện không hay. Trong khi bốn bên đều phủ nền xanh khiến hổ có vẻ bất an, nó đi quanh quan sát. Hơn nữa, lồng của hổ lại có người lạ đứng bên trong, trên tay còn ôm máy móc quay càng khiến hổ thấy lạ lùng.

Lúc này, quay phim đứng trong lồng và nhân viên huấn luyện đứng cạnh lồng cũng cảm thấy hết sức lo lắng, ngộ nhỡ chú hổ thay đổi tính nết mà trở nên hung hãn, đặc biệt khi môi trường của chúng lại trở nên khác lạ như hôm nay. Quay phim của đoàn còn lo lắng hơn vì không biết liệu chiếc lồng có đủ an toàn, vững chắc trong trường hợp bị hổ tấn công.

Người và hổ đối mặt một lúc, chú hổ đi quanh lồng xem xét một vòng và nhân thấy người trong lồng không có ác ý nên nó tỏ ra không cần đề phòng, cảnh giác gì nữa. Hổ rướn người ngáp, nó ngồi xống và thư thái gác đầu lên hai chân trước, dùng lưỡi liếm liếm nhẹ vào chân.

Để phục vụ theo yêu cầu của cảnh quay trong phim, nhân viên huấn luyện hổ yêu cầu hổ đứng dậy cho quay phim ghi lại cảnh hổ đứng dậy đi lại. Như vậy là cảnh quay hình ảnh hổ đã hoàn thành. Cảnh này sau sẽ được ghép với cảnh Đường Tăng ở chùa Đàm Hoa, Lư Sơn, tỉnh Giang Tây, tương ứng với cảnh tại cung điện nước Bảo Tượng khi nhân vật Đường Tăng hóa hổ là coi như hoàn thành.

Tất nhiên, cảnh Đường Tăng hóa hổ sẽ được tiến hành quay sau khi đã có cảnh ghi hình chú hổ ở Đoàn xiếc Thượng Hải, bởi những động tác của Từ Thiếu Hoa (vai Đường Tăng) phải khớp với động tác của hổ. Như vậy khi lên hình sẽ tạo ra cảm giác liên tục mà không bị đứt quãng, rời rạc.

 Chật vật "chiêu hàng" hổ đóng Tây Du Ký - 6

Ngộ Không và lũ khỉ ở Hoa Qủa Sơn.

Một ví dụ khác là cảnh Tôn Ngộ Không dẫn lũ khỉ con bay vào Thủy Liêm động ở Hoa Quả Sơn. Cảnh quay này được thực hiện tại thác Hoàng Qủa Thụ ở Qúy Châu. Lũ khỉ con sẽ bay theo Ngộ Không vào bên trong động Thủy Liên phía sau con thác. Như vậy, để có được cảnh quay này hoàn toàn phải nhờ vào kỹ thuật “ghép hình”. Lũ khỉ bay vào thác sẽ bay theo hướng vòng cung, hơn nữa lũ khỉ lại khá đông, trong khi phông xanh lại hẹp nên không thể thực hiện được trong một cảnh quay.

Cách duy nhất lúc đó là thực hiện tiến hành quay từ một đến hai nhân vật khỉ diễn trước phông xanh. Lần lượt quay hai chú khỉ nắm ở sợi dây thừng, những chú khỉ ở các cảnh quay sau cứ như vậy lần lượt đứng phía cuối dây thừng cho thành một hàng có con trước con sau.

Chật vật "chiêu hàng" hổ đóng Tây Du Ký - 7

Ngộ Không và lũ khỉ con chuẩn bị bay qua thác để vào Thủy Liêm động.

Cảnh Ngộ Không và lũ khỉ con bay qua thác vào Thủy Liêm động.

Như vậy phải quay liên tục nhiều cảnh, sau đó sẽ ghép hình ảnh của lũ khỉ vào với cảnh ở thác lại làm một. Tổng cộng đoàn phim phải tiến hành quay lần lượt với 8 chú khỉ mới hoàn thành cho cảnh lũ khỉ bay vào trong động. Cảnh quay này nhìn thì tưởng đơn giản vì chỉ diễn ra trên màn ảnh có vài giây, nhưng thời gian thực tế cũng ngốn đến mấy ngày trời.

Ngoài ra, khi thực hiện kỹ xảo “ghép hình” cũng phải hết sức chú ý đến hiệu ứng ánh sánh. Vấn đề này đoàn phim Tây Du Ký từng một lần gặp thất bại trong tập 6 - Họa khởi Quan Âm viện. Cảnh này lửa cháy tại chùa Quan Âm, trên trời Ngộ Không cầm quạt vừa cười vừa quạt dập lửa. Tuy nhiên cảnh quay Ngộ Không đứng trước phông xanh lại được chiếu đèn quá sáng (do sợ ánh sáng chiều không đều).

Kết quả là cảnh Ngộ Không đứng trên trời lại cho cảm giác của ban ngày, trong khi cảnh quay chùa cháy lại rơi vào ban đêm, trời tối om om. Giữa hai cảnh quay đã không có sự ăn khớp về ánh sáng, cuối cùng đạo diễn Dương Khiết quyết định cho cắt bỏ cảnh quay trên.

Cảnh hai hồn ma lơ lửng dẫn Ngộ Không xuống âm phủ.

Một cảnh quay khác khi Ngộ Không đại náo thiên cung và say túy lúy, bị hai hồn ma (hồn ma do hai diễn viên quần chúng của đoàn là Hạng Hán và Lý Kiện Thành thủ vai) dẫn dắt xuống âm phủ gặp Diêm Vương. Hình dạng của những hồn ma đều được đoàn phim dựa trên tạo hình có sẵn trong dân gian. Hai diễn viên được khoác lên mình trang phục xanh lè như của phông nền phia sau.

Nhân viên hóa trang tiếp tục vẽ lên mặt và cơ thể diễn viên những đường màu đen, sau khi lên hình họ sẽ trở nên trong suốt, trông giống như những bộ xương di động trong không khí. Cảnh quay này khi được xử lý phần hậu kỳ hoàn chỉnh, khi xem sẽ khiến khán giả có cảm giác thật sống động và rùng mình như chứng kiến cảnh ma quỷ hiện hình phiêu diêu, vật vờ trước mặt.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 514Kỳ mới nhất

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Tây Du Ký 1986: Chuyện giờ mới kể Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN